Tiếng Việt Tiếng Việt

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG KHI KINH DOANH TRÊN SHOPEE CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT

1. Khách hàng mua hàng không chỉ đến từ việc tìm kiếm

Có 2 loại hành vi mua hàng chính trên Shopee: mua hàng khi đã có nhu cầu mua hàng khi chưa có nhu cầu.

Khi đã có nhu cầu, họ sẽ vào Shopee và gõ họ cần gì vào ô tìm kiếm, để từ đó tìm sản phẩm phù hợp.

Còn khi chưa có nhu cầu, họ sẽ lướt xem. Họ có động lực mua hàng, có thể do ngày sale, có voucher, có mã freeship, mới có lương, mới trúng quả,… nhưng họ chưa biết mua gì. Lúc này việc hiển thị với họ rất quan trọng.

Vì thế nếu chỉ chăm chăm vào quảng cáo tìm kiếm thì sẽ đánh mất 1 tệp khách hàng rất lớn.

2. Tâm lý khách hàng không hướng đến việc mua rẻ, mà là so sánh

Nhiều người tin rằng khách trên sàn lúc nào cũng chỉ muốn mua rẻ, lên sàn phải bán lỗ. Nhưng chắc bạn cũng đã từng trải qua cảm giác, sản phẩm để giá rẻ nhất sàn cũng không ai mua. Trong khi 1 đống sản phẩm bán đắt hơn, thậm chí cao hơn cả giá trung bình, họ vẫn đi hàng đều đều cả vài nghìn 1 tháng.

Trên thực tế, có những tệp khách họ chỉ thích giá rẻ. Nhưng họ không phải là tất cả. Tâm lý khách hàng trên TMĐT phần đông là so sánh. Nếu có 1 cái giá hợp lý, mẫu mã hợp, sản phẩm uy tín được thể hiện qua lượt bán và đánh giá, thì họ đã có thể quyết định mua luôn được rồi.

Vì thế mấu chốt để bán được hàng, không phải chỉ là giá, mà còn phải tổng hòa các yếu tố để có thể thuyết phục được khách hàng 1 cách tốt nhất.

3. Bạn nhìn thấy 1 thị trường tiềm năng, thì người khác cũng thấy

Sân chơi trên TMĐT khá là công bằng ở chỗ đó là bạn nhìn thấy cơ hội, thì người khác cũng thấy. Ngày hôm nay bạn tìm thấy 1 mỏ vàng không ai biết, nhưng 1 tháng sau thì rất nhiều người sẽ để ý, bởi vì bạn bán được hàng thì sản phẩm của bạn sẽ trở nên nổi bật, không chỉ trong mắt khách hàng và trong mắt cả đối thủ.

Vì thế nên không ngủ yên trên chiến thắng là 1 tâm thế rất quan trọng khi kinh doanh, ở trên sàn TMĐT thì nó càng quan trọng hơn nữa. Những thách thức luôn luôn trực chờ, vì thế nên hãy cẩn trọng. Cẩn thận khi all-in.

Còn làm sao để có thể tạo ra nhu cầu độc chiếm thị trường mà đối thủ muốn bắt chước cũng rất khó để làm, hoặc cũng phải mất thời gian rất lâu, thì mình sẽ chia sẻ trong 1 bài viết tiếp theo.

4. Bạn bán được 1 sản phẩm, thì đối thủ mất 1 sản phẩm

Kinh doanh vốn vẫn khốc liệt từ xưa giờ. Nó là trò chơi của cá lớn nuốt cá bé, cá bé luồn lách tìm đường sống. Khách hàng thì vẫn vậy. Mua của người này thì người kia mất đơn.

Vì thế nên phải khéo, phải biết lựa. Lựa khách hàng, lựa đối thủ, lựa ngành hàng, lựa Shopee, lựa đủ thứ để có thể tìm được 1 con đường sống ổn.

5. Kinh doanh có lên có xuống, phải biết thời điểm kiếm ăn và thời điểm sinh tồn

Sau khi đã có những thành tựu tương đối, và có những thất bại gấp đôi gấp 3, mình mới nhận ra là phía sau đỉnh sẽ là xuống dốc. Nếu không nhanh chóng nhận ra tình hình thì sẽ ra quyết định không đúng lúc, đổ tiền ra sai thời điểm, và không sống được đến lúc có thành tựu kế tiếp.

Ví dụ như 1 tháng Shopee có 1 ngày sale lớn 2 ngày sale nhỏ, cùng những chương trình nhỏ hơn nữa của ngành hàng, những slot mà làm việc với BD được cung cấp,… phải lựa những thời điểm phù hợp để mà bung tiền để kiếm được nhiều hơn, cũng như là phải biết lúc nào không ổn để giữ tiền, cầm chừng đủ sống. Chấp nhận có ngày thì cũng chỉ vài chục đơn, để khi chớp được thời cơ, vít lên nghìn đơn vẫn có cửa để lên tiếp.

Thời điểm này về mặt xu hướng thị trường chung, cá nhân mình đang bật mode sinh tồn hay vì kiếm ăn. Không biết anh em thế nào, hãy cùng chia sẻ với mình nhé! 😃

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee, bán hàng online cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm kinh doanh Shopee đầu tiên chính là lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp Thông thường, lượng

Bắt đầu bán hàng trên Shopee

Bắt đầu bán hàng trên Shopee A. Cách tạo gian hàng trên Shopee Trước khi tiến hành đăng bán sản

Nên làm gì khi khách hàng yêu cầu hoàn tiền

 Tôi nên làm gì khi nhận được yêu cầu trả hàng hoàn tiền của Người mua? Người bán có thể